Thỉnh thoảng, bé có thể bị táo bón. Mát-xa vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé có mặc quần áo, nhưng sẽ có hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.
Bạn phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi ăn mới mát-xa cho bé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía bạn.
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Dấu hiệu và triệu chứng:
• Không có phân:
Trẻ bị táo bón thường rặn nhiều khi đi cầu, nhưng không phải lúc nào cũng đi được.
• Phân cứng: Khi đi cầu, phân thường cứng, giống như một khối đặc cứng.
• Khóc: Phân cứng có thể làm bé đau. Do đó bé thường Khóc trước và trong lúc đi cầu.
• Mấy ngày không đi cầu: Nếu trẻ không đi cầu trên 3 ngày là trẻ bị táo bón. Bình thường trẻ nhỏ đi cầu 3 lần trong ngày, nhưng có thể cũng 3 ngày mới đi một lần và thỉnh thoảng có thể cũng lâu hơn nếu bé không được Bú Sữa mẹ.
• Mắc rặn: Mặc dù đây là một triệu chứng của táo bón nhưng mắc rặn không phải luôn là triệu chứng đáng tin cậy dù có khi trẻ rặn đến đỏ mặt . Nếu trẻ rặn nhiều khi đi cầu nhưng sau đó phân ra mềm thì coi như trẻ không bị táo bón.
Xử lý:
Bên cạnh việc mát-xa bụng, có những cách khác mà bạn nên nhớ để giảm hoặc phòng ngừa táo bón.
• Uống nhiều nước:
Bảo đảm rằng bé uống đủ nước. Nước cam ép có thể tăng nhu động ruột. Cho bé uống 1 đến 2 lít nước cam pha loãng một ngày. Bạn ép vài trái cam, lấy nước và pha loãng với tỉ lệ một phần nước cam và bốn phần nước đun sôi để nguội.
• Chế độ ăn: Kiểm tra xem chế độ ăn hằng ngày của bé đã đầy đủ những chất cần thiết để phòng ngừa bệnh táo bón chưa? Khi bé được 4 tháng tuổi, cho bé ăn cháo, bột bắp, trái cây tươi, rau cải và trái cây khô đã nấu nhừ. Từ 6 tháng trở đi, cho bé ăn thêm ngũ cốc và các loại hạt khác. Chất xơ và nước trái cây cũng giúp phòng ngừa táo bón. Phải bổ sung chất béo vào các bữa ăn cho bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy cần.
• Lời khuyên hữu ích: Trẻ em thường hay mắc bệnh táo bón. Khi bệnh đã xảy ra thì rất dễ tái lại. Bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên hữu ích và hỗ trợ bạn xử lý khi bé bị táo bón.
CÁCH MÁT-XA
1- Xoay vòng nhỏ quanh rốn:
Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹn hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.
2- Xoay vòng lớn xung quanh bụng:
Bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và mặt lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi
3- Đạp xe bằng hai chân:
Giữ cổ chân bé và một đầu gối gập lại, đẩy đùi ép vào bụng. Tiếp theo kéo chân bé thẳng ra lại và lại gấp bụng như trước. Lặp lại chuyển động xe đạp này nhịp nhàng vài lần. Động tác này làm tăng nhu động ruột
4- Cong gối tuần tự:
Giữ mắt cá bé và cong cả hai gối cùng lúc, đẩy chúng về phía bụng. Giữ hai chân bé ở tư thế này trong vài giây, sau đó kéo xuống nhẹ nhàng đến khi chúng thẳng ra. Lặp lại chầm chậm vài lần. động tác này sẽ giúp thoát hơi trong ruột ra.