Học
càng sớm càng tốt
Mặc dù tiểu
học là giai đoạn rất quan trọng để học ngoại ngữ. Tuy nhiên ít ai biết được
thực tế trẻ nên được học Tiếng Anh từ khi mẫu giáo, Vì sao ư? Vì đây chính là
thời gian trẻ tiếp thu cũng như thích nghi cực tốt với ngôn ngữ. Thông thường ở
môi trường giáo dục, trẻ thường được làm quen với ngoại ngữ từ năm lớp 3. Nhưng
trên thực tế, 3-4 tuổi mới là độ tuổi vàng cần được bố mẹ quan tâm và phát
triển một cách sớm nhất.
Tuy rằng không ít ý kiến trái chiều cho rằng: mới 3-4 tuổi tiếng mẹ đẻ
còn chưa sõi, học Tiếng Anh thế nào. Từng có những nghiên cứu chỉ rằng ngay từ
khi 6 tháng tuổi bắt đầu cho trẻ làm quen với Tiếng Anh cũng là cách rất tốt để
tiếp thu. Lý do tưởng chừng như cao siêu lại vô cùng đơn giản: từ độ tuổi 6
tháng thì với trẻ dù Tiếng Việt hay Tiếng Anh hay ngôn ngữ nào đi nữa thì cũng
là ngoại ngữ cả. Vì thế, có thể phát triển ngoại ngữ như chính tiếng mẹ đẻ mang
lại cơ hội tiếp thu dễ dàng nhất dành cho trẻ.
Trẻ nhỏ khi học phát âm tiếng Anh thường sợ phát âm
sai. Bố mẹ và thầy cô có thể giúp con xua tan lo lắng bằng cách luôn để con
biết rằng con không cần phải phát âm y hệt như người bản xứ. Điều quan trọng
hơn là con có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh, hay nói cách khác là làm cho
người khác hiểu được con muốn nói gì bằng tiếng Anh. Người Anh hay các nước nói
tiếng Anh phát âm theo nhiều cách khác nhau tùy vùng miền. Tiếng Anh cũng được
dùng phổ biến ở những nước khác như Ấn Độ hay Singapore với những thổ âm và ngữ
điệu đa dạng. Tiếng Anh ngày càng khẳng định vai trò là một ngôn ngữ toàn cầu
với nhiều biến thể trong phát âm và ngữ điệu. Vì vậy bố mẹ có thể cùng con khám
phá các âm tiếng Anh mà không cần quá lo lắng đến việc con phải phát âm
thật “hoàn hảo”. Điều này là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình học
ngôn ngữ của con.
1.Học
phát âm tiếng Anh bằng cách hát và đọc thơ vần
Các bài hát, các
bài thơ vần dành cho trẻ nhỏ là những cách rất tốt để giới thiệu cho trẻ các âm tiếng Anh. Rất nhiều bài thơ vần ngắn
rất dễ nhớ và dễ nhắc lại, không yêu cầu các con phải biết đọc biết viết.
Hãy cùng con nghe các bài hát, rồi hát và đọc thơ bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào
mà con và bố mẹ muốn – trên xe, trên đường đi học hay cả khi tắm.
2.Vừa
nghe đọc chuyện vừa học phát âm tiếng Anh
Vừa nghe đọc
chuyện vừa theo dõi dòng chữ trong cuốn truyện là một cách hay để trẻ biết từng
từ được phát âm như thế nào và cũng để học cách nói từ đó trong cả câu. Nếu bố
mẹ không đủ tự tin để đọc to cho con nghe, bố mẹ có thể cùng con nghe đọc
chuyện qua các kênh trên Internet và tìm trên Google các câu chuyện gốc bằng
văn bản, hoặc bố mẹ có thể mua sách có kèm CD. Chia sẻ sách và CD với các bố mẹ
khác rồi cùng tạo thành một thư viện mini cũng không phải là một ý tưởng tồi.
4.Cùng
chơi với các từ ngữ và âm thanh
Nói một từ nhưng
chỉ cử động môi mà không phát âm thành tiếng, để con đoán đó là từ gì. Đây là
cách giúp con tập trung chú ý vào khẩu hình khi phát âm các từ, con sẽ để ý
rằng khẩu hình khác nhau sẽ tạo ra những âm thanh khác nhau. Khi con đã hiểu
luật chơi, bố mẹ có thể để con đố lại mình.
Nghĩ ra một nhân
vật có tên bắt đầu bằng âm mà bố mẹ muốn con học, chẳng hạn tên Jack với âm
/dz/ (J). Yêu cầu con vẽ bạn Jack và thử nghĩ xem bạn Jack sẽ thích cái gì, với
các các từ cũng bắt đầu bằng âm /dz/ như juggling, jam, Japanese
food,.. Sau đó, bố mẹ có thể cùng con vẽ và tô màu những điều vừa nghĩ ra
cho Jack.
Hoặc bố mẹ có
thể cùng con chơi trò đặt vần, ví dụ với từ “chair”. Con vẽ cái ghế (chair) và
sau đó, viết (hoặc vẽ) các từ có cùng âm vần như hair, hare, wear,
pear.
Hy vọng rằng những gợi ý trên sẽ giúp bé học tiếng anh đạt
hiểu quả cao.