Sốt là một phản ứng có lợi vì
khi sốt nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng, giúp
tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Do đó chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt
khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.
Sốt là một phản ứng có lợi vì khi sốt
nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng, giúp tiêu diệt
các tác nhân gây bệnh. Do đó chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ
sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.
Sốt chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó, nên khi đã biết nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp theo dõi hiệu quả của việc điều trị.
Sốt chỉ là một triệu chứng của bệnh nào
đó, nên khi đã biết nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp theo dõi hiệu quả của
việc điều trị. Tuy nhiên vẫn cần hạ sốt ngay khi trẻ sốt cao để tránh
dẫn đến tình trạng co giật do sốt cao trước khi tìm nguyên nhân gây sốt ở
trẻ.
Hiện có 3 loại thuốc hạ sốt phổ biến là
paracetamol (acetaminophen), ibuprofen và aspirin. Paracetamol là thuốc
tốt nhất để giảm sốt cho trẻ vì tương đối an toàn, không gây tác dụng
không mong muốn đối với dạ dày, ruột. Tuy nhiên không nên dùng
paracetamol quá liều, kéo dài sẽ gây tổn thương tế bào gan.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc như
ibuprofen, dù tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Việc sử dụng
ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ vì thuốc có nhiều
tác dụng phụ. Riêng aspirin đã được khuyến cáo không sử dụng để hạ sốt
cho trẻ vì nhiều tác dụng bất lợi, đặc biệt khi trẻ đang mắc các bệnh
do virut. Ngoài ra, khi trẻ đang bị cúm hoặc thủy đậu, thuốc sẽ làm gia
tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes. Đây là bệnh cảnh nặng và có thể dẫn
đến tử vong.
Đối với các loại thuốc panadol có thêm caffein chỉ dùng cho trẻ trên 7 tuổi.
Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng
cho trẻ trên 15 tuổi. Vì vậy khi trẻ nhỏ sốt, các bậc phụ huynh cần lựa
chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp với lứa tuổi của con mình và sử dụng đúng
theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh lạm dụng gây tác hại xấu tới sức
khỏe của trẻ.