Nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống
chế tại Úc và New Zealand nhờ các chương trình quốc gia về tiêm chủng.
Ngày nay, chúng ta ít gặp phải các bệnh như đậu mùa, bại liệt, sởi,
rubella và quai bị chính là nhờ các chương trình tiêm chủng.
Bạn có quyền lựa chọn có tiến hành tiêm
chủng cho con hay không, nhưng điều quan trọng là bạn hiểu rõ sự cần
thiết của việc tiêm chủng trước khi quyết định. Hãy xem các câu hỏi
thường gặp để biết thêm thông tin về việc tiêm chủng cho con và nếu có
gì băn khoăn, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sỹ.
Tiêm chủng có tác dụng phụ hay không?
Đôi khi bé có thể có phản ứng nhẹ đối
với việc tiêm chủng. Nếu bạn có thắc mắc gì về phản ứng của con mình sau
khi tiêm vắcxin, hãy liên hệ ngay với bác sỹ hoặc chuyên gia về chăm
sóc sức khỏe trẻ em.
Khi nào bé bắt đầu tiêm chủng?
Trẻ sơ sinh được tiêm mũi đầu tiên ngay
trong bệnh viện. Ở Việt Nam, khi mới sinh ra, bé thường được tiêm phòng
Viêm gan B trong 24 giờ đầu tiên. Trong tháng đầu tiên, bé nên được tiêm
phòng bệnh lao càng sớm càng tốt.
Trong năm đầu đời, bé có thể được tiêm
phòng nhiều loại bệnh. Bạn hãy xem lịch tiêm chủng để biết chi tiết về
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng. Bạn cũng có thể đến Viện Vệ sinh dịch
tễ hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để được tư vấn thêm về việc tiêm
chủng cho bé.