“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”…
Đó là tiếng hát của các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) vang lên sôi nổi trong ngày 1-6-1969 khi các em được vinh dự biểu diễn báo cáo thành tích học tập với Bác Hồ kính yêu lần cuối cùng trước khi Bác mất.
Hôm ấy, tuy sức khoẻ Bác đã yếu nhưng Bác rất vui khi thấy các cháu biểu diễn đàn vĩ cầm, đàn dương cầm rất giỏi và các cháu còn biểu diễn rất hay, rất say sưa những loại đàn dân tộc cổ truyền như: sáo, nhị, bầu. Bác gọi các cháu là “những nghệ sĩ tí hon”, “những nghệ sĩ tương lai” rồi Bác hỏi:
- Các cháu phải học giỏi để sau này phục vụ nhân dân
Bác ôm các cháu vào lòng, hỏi han từng người:
- Cháu chơi đàn gì?
- Bố mẹ cháu làm gì?
Khi các em giới thiệu với Bác cây đàn thập lục và tam thập lục Bác cười và bảo:
Ta có tiếng ta, sao các cháu không gọi là đàn 16 dây và đàn 36 dây có hơn không?
Từ đó hai cây đàn này để được mang một cái tên đơn giản bằng ngôn ngữ dân tộc mà Bác Hồ đã chỉ bảo và mỗi lần nhắc đến cái tên này các em đều nhớ tới Bác.
Sau mỗi tiết mục biểu diễn, Bác vỗ tay thật to và nói:
- Các cháu vỗ tay to lên để hoan nghênh bạn đánh đàn hay chứ!
Khi chia kẹo cho các cháu, Bác bảo:
- Cho cháu này thêm một cái vì bé nhất.
Và đánh đàn quây quần bên Bác có các cháu ở thành phố, ở nông thôn là con em cán bộ, công nhân, nông dân, các dân tộc miền núi ở cả hai miền Nam Bắc.