Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trung
học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã cho phép một số trường đặc thù được phép tổ chức thi đánh giá năng lực
Tổ chức Hội thảo Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và giải pháp
Với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn cho công
tác tuyển sinh của các trường tư thục, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ
tổ chức hội thảo về tuyển sinh ở các trường tư thục với mong muốn tìm
kiếm các giải pháp đóng góp cho công tác quản lý của các Sở giáo dục và
Đào tạo, đồng thời cũng tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn cho
các trường tư thục.
Hội thảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4/2018.
Để đăng ký tham dự hội thảo và gửi các ý kiến đóng góp
tìm kiếm giải pháp, tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển sinh của các
trường tư thục, xing vui lòng liên hệ:
– Hotline: 0938.766.888
|
Theo đó, Bộ giao các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện phương
án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với
kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh nên thời điểm này, các trường chỉ
biết chờ đợi.
Thế nhưng cho đến hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vẫn đang trong
quá trình trình phương án tuyển sinh đầu cấp lên Ủy ban nhân dân thành
phố. Do đó, các trường phải chờ hướng dẫn của Sở.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, một số lãnh đạo
trường ngoài công lập cho rằng, để làm được đề thi đánh giá năng lực rất
mất công, chưa kể các công tác tuyển sinh khác và chuẩn bị cơ sở vật
chất, phòng ăn, phòng ngủ… trước khi khai trường.
Vì vậy nếu sở công bố hướng dẫn tuyển sinh quá chậm trễ, phụ huynh cũng lo lắng còn nhà trường sợ trở tay không kịp.
Thông thường sau Tết, đặc biệt là thời điểm này (cuối tháng 3, đầu tháng 4) cha mẹ học sinh đã bắt đầu tìm trường cho con.
Tính đến thời điểm này, văn phòng tuyển sinh của nhiều trường ngoài công lập đã nhận được rất nhiều sự quan tâm như thế.
Do yêu cầu không cho phép tuyển sinh khi chưa có hướng dẫn đã khiến các
trường chưa được công bố bất cứ thông tin nào liên quan tới tuyển sinh
ngoài việc chờ đợi phương án tuyển sinh của Sở.
|
Khảo sát thực tế cho thấy, việc
“nghiêm cấm thông báo tuyển sinh” khiến nhiều cha mẹ học sinh hoang
mang. (Ảnh minh họa: Trần Vương) |
Khảo sát thực tế cho thấy, chính việc “nghiêm cấm thông báo tuyển
sinh” khiến nhiều cha mẹ học sinh hoang mang. Họ tiếp tục phải chờ đợi
và chưa biết tới lúc nào mới có thông báo chính thức từ Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội.
Chị Nguyễn Thu Thủy ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ:
“Năm nay, con đầu của chúng tôi chuẩn bị vào lớp 6, vợ chồng tôi đã
tìm hiểu trước về các trường trung học cơ sở để lựa chọn trường phù hợp
với con, với điều kiện gia đình mình kể từ sau Tết tới giờ.
Đến nay, gia đình mong muốn cho con vào học tại một trường ngoài công
lập tuy nhiên chưa biết chỉ tiêu của trường đó ra sao, phương án tuyển
sinh của trường như thế nào và thời gian nhận hồ sơ là khi nào.
Bởi lẽ nếu con không đủ điều kiện vào trường ngoài công lập đó thì còn kịp thời gian tìm trường khác hoặc quay về học trường công lập”.
Cùng chung tâm trạng, anh Ngô Xuân Lãm ở quận Thanh Xuân tâm sự rằng:
“Muốn mua hồ sơ để nộp cho con vào lớp 1 trường ngoài công lập nhưng
không biết khi nào họ bán.
Gọi điện hỏi thì nhà trường bảo chưa có lịch nên đến giờ gia đình không biết tính kiểu gì”.
|
Cũng liên quan đến tuyển sinh đầu cấp, lãnh đạo một trường ngoài công
lập trải lòng: “Chờ tới khi Sở thông báo thời gian tuyển sinh thì phụ
huynh đã bỏ chúng tôi đi hết rồi.
Bởi vì họ đến hỏi chúng tôi về thời gian nộp hồ sơ thì hiện nay trường chưa được phép tiếp nhận.
Phụ huynh không an tâm vì sợ trường hết chỉ tiêu hoặc con thiếu tiêu
chuẩn nên sẽ tìm cơ sở giáo dục ngoài công lập khác hoặc trở về trường
công lập theo đúng tuyến”.
Từ những phản ánh trên, chúng ta thấy rằng, nếu trường công lập và tư
thục tuyển sinh trong cùng một khoảng thời gian (bắt buộc) thì các phụ
huynh mong muốn con vào học các trường ngoài công lập không thể chủ động
lựa chọn trường.
Trong khi bản thân các trường cũng muốn sớm công khai thông tin tuyển
sinh để cha mẹ học sinh tham khảo, giúp con em mình sớm có trải nghiệm
tìm hiểu môi trường học tập nhưng lại không được phép.
Được biết, theo kế hoạch dự kiến, năm học 2018-2019, Thành phố Hà Nội
sẽ tuyển khoảng 105.000 học sinh vào lớp nhà trẻ, 452.000 học sinh vào
lớp mẫu giáo, 145.000 học sinh vào lớp 1 và 109.300 học sinh vào lớp 6.