Thực hiện kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 04/01/2018 của UBND quận Long
Biên về việc phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn quận Long Biên năm 2018;
Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Long Biên
xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động
phòng, chống dịch bệnh tại trường học năm 2018, như sau:
I. MỤC TIÊU:
- 100 % các
cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập được tổng vệ sinh môi trường và khử
khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh vào hai đợt trong năm 2018.
- Nâng cao kiến thức thực hành
của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người chăm sóc trẻ về phòng, chống dịch bệnh.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN
KHAI:
1.Thời gian: Tổ chức 2 đợt cao điểm làm vệ sinh môi
trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh tại trường học ngay từ đầu
năm, sau đó duy trì công tác này thường xuyên, cụ thể:
+ Đợt 1: Từ ngày 15/3/2018 đến 15/4/2018
+ Đợt 2: từ ngày 01/9/2018 đến 30/9/2018
2. Địa
điểm:
100 % các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn quận.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Công tác quản lý, chỉ đạo:
- Trung tâm Y tế quận phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào
tạo quận xây dựng kế hoạch liên ngành về tổ
chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh tại
trường học năm 2018.
- Trung tâm Y tế quận phối hợp với Phòng Y
tế tham mưu cho UBND quận thường xuyên giám sát công tác vệ sinh môi trường
phòng chống dịch bệnh đặc biệt tại các trường mầm non, nhóm lớp.
- Các trường xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên để chủ động phòng chống dịch bệnh.
- Tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống
dịch bệnh ngay từ đầu năm.
2. Công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền tới học sinh tại các trường học về bệnh (sốt xuất huyết,
sốt phát ban nghị sởi, thủy đậu, tay chân miệng) và các biện pháp phòng chống
bằng nhiều hình thức họp, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, phát tờ rơi, loa đài,…
- Nội dung tuyên truyền cần làm rõ các nội dung:
+ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh: Học sinh
có thể trạng suy dinh dưỡng (thấp còi, nhẹ cân), trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Đường lây truyền của các bệnh: Theo đường
tiêu hóa hay tiếp xúc, vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, các biện pháp vệ sinh ăn
uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc hết sức cần thiết.
+ Tuyên truyền các triệu chứng chính của bệnh: Sốt xuất
huyết, thủy đậu, tay chân miệng,… Các dấu hiệu chuyển bệnh nặng: sốc, viêm da,
loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc
biệt các dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run
chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím,
vã mồ hôi, tay chân lạnh, phát hiện sớm học sinh mắc bệnh và đưa đến cơ sở y tế
kịp thời.
+ Tuyên truyền biện pháp thực hiện 3 sạch gồm: Ở sạch, bàn
tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
3. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các cơ sở
giáo dục trong và ngoài công lập:
3.1. Các khu vực cần vệ sinh – khử khuẩn bao gồm:
- Lớp học, cầu thang, hành lang (gồm nền nhà, bàn ghế, tay
vịn cầu thang, tay nắm cửa,….
- Đồ chơi trẻ em
- Đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc
chén,,.)
- Khu vực nhà ăn;
- Khu vực ngoạt cảnh, sân chơi, khu phụ cận;
- Công trình vệ sinh và các khu vực, đồ dùng khác liên
quan.
3.2. Kỹ
thuật vệ sinh, khử khuẩn:
- Loại bỏ đất, rác thải, bụi,… bám trên bề mặt bằng quét,
dọn hoặc lau, sau đó thu gom vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.
- Sử dụng chất tẩy rửa
thông thường (xà phòng, vim…) lau, chùi bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang, bàn
ghế, đồ chơi, đồ dùng vật dụng chung và riêng trong khu vực trường.
4.
Thực hiện rửa tay cho học sinh và đảm bảo
VSATTP:
- Đảm bảo có xà phòng rửa tay cho học sinh, hướng dẫn cho học
sinh thực hiện 6 bước rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy định.
- Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm tại bếp ăn trong trường học theo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an
ninh, an toàn nguồn nước.
5. Giám sát và theo dõi chặt chẽ sức khỏe
học sinh:
- Hàng ngày các cô giáo, nhân viên y tế
trường học kiểm tra, giám sát sĩ số học sinh, lý do nghỉ học. Mở sổ theo dõi
nếu số học sinh mắc cùng một bệnh nào đó cần báo ngay về Trạm Y tế phường để
kịp thời giám sát, điều tra tại cộng đồng, hướng dẫn gia đình tiến hành khoanh
vùng, xử lý theo quy định để tránh dịch bệnh lây lan, bùng phát.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với Trung tâm Y tế xây dựng kế
hoạch tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng chống
dịch bệnhp tại trường học năm 2018 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Cử cán bộ tham gia giám sát việc thực
hiện các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường,
khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Đảm bảo 100% các cơ
sở giáo dục trên địa bàn Quận được tổng vệ sinh môi trường và khử khuẩn chủ
động phòng chống dịch bệnh vào 2 đợt trong năm 2018.
* Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện:
+ Bố trí thời gian
tổng vệ sinh môi trường bề mặt lớp học, sân chơi, toàn bộ đồ dùng, đồ chơi của
trẻ bằng các chất tẩy rửa thông thường bằng lau hoặc ngâm.
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục hợp với Trạm Y tế hướng dẫn giáo viên kỹ
thuật làm vệ sinh và khử khuẩn.
+ Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ
phòng chống dịch để phục vụ công tác khử khuẩn, vệ sinh trường học.
+ Tổ chức tuyên truyền về bệnh và các biện
pháp phòng chống bằng nhiều hình thức tới các bậc phụ huynh và giáo viên nhà
trường.
2. Trung tâm Y tế Quận:
- Trung tâm Y tế phối hợp với phòng Giáo
dục & Đào tạo triển khai các đợt cao điểm thực hiện vệ sinh môi trường, khử
khuẩn phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quận.
- Chỉ đạo các Trạm Y tế phối hợp với các cơ sở giáo dục làm công tác
vệ sinh môi trường, khử khuẩn.
- Phối hợp tổ chức hướng dẫn chuyên môn,
kỹ thuật làm vệ sinh môi trường, khử khuẩn và các nội dung khác về phòng chống dịch
bệnh tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Phân công cán bộ giám sát việc thực hiện
các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục trên
địa bàn.
Trên đây là kế hoạch tổ chức chiến dịch
vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh tại trường học
năm 2018. Đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.