Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới. Mỗi ngày, cả nước có hàng triệu túi nilon được thải ra môi trường. Việt Nam được nhận định là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh từ 3,8kg/người/năm 1990 lên 41kg/người/năm 2015.
ại Hà Nội, thống kê của Sở TN&MT, hiện tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh gần 1.200 tấn/ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm tỷ lệ rất lớn, khiến cho các điểm chôn lấp rác tại hầu hết các địa phương đều quá tải. Trước những nguy cơ hiện hữu về ô nhiễm rác thải nhựa, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể của tỉnh đã triển khai nhiều phong trào, mô hình chung tay bảo vệ môi trường, như: "Phụ nữ sử dụng túi sinh học tự phân hủy", “Dùng làn đi chợ”, “5 không, 3 sạch”, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải tăng thu nhập”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”…, bước đầu đạt được những kết quả nhất định, dần làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là hạn chế ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Từ các mô hình, phong trào này, những chai nước, vỏ hộp sữa, can nhựa… tưởng chừng là đồ bỏ đi, nhưng qua bàn tay sáng tạo trở thành những sản phẩm hữu ích, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Giúp trẻ biết tận dụng những chai nhựa, hộp nhựa để làm đồ dùng đồ chơi hàng ngày.