Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới).
Đơn cử như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon.
Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng.
Việc xử lý, tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế (Theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong khi việc xử lý theo cách chôn, lấp, đốt có rất nhiều nhược điểm, gây hại cho môi trường, con người.
Những vấn đề mà việc xử lý, tái chế rác thải nhựa gặp phải có thể nhắc đến:
+ Lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải nhựa ở nước ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, diễn ra chủ yếu ở một số doanh nghiệp nhỏ. Những đơn vị này có vốn đầu tư hạn chế, công nghệ đã lỗi thời, thiếu kế hoạch… nên hiệu quả chưa có.
+ Cùng với đó, người dân thiếu ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn gây nhiều khó khăn cho phân loại, xử lý và tái chế.
Tác hại mà chúng gây ra cho môi trường cũng không hề nhỏ. Cụ thể
+ Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
+ Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
+ Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước:
+ Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…
+ Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
+ Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
Với lưa tuổi mầm non các con sẽ có những hành động nhỏ, đơn giản nhưng lại góp phần lớn vào việc giảm thiểu rác thải nhựa đó là cùng cô giáo gấp gọn, thu gom vỏ hộp sữa sau khi uống hết. Hôm nay, Phòng Giáo dục Quận Long Biên kết hợp cùng cục BVMT, công ty LAGOM tôt chức buổi tập huấn cho các trường học về việ phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại trường học
Tại buổi tập huấn các thầy cô được nghe về thực trạng rác thải của Việt Nam và Thành phố Hà Nội, ý nghĩa của hoạt động này, một số văn bản chỉ đạo về quản lý chất thải, điểm mới về rác thải sinh hoạt trong luật bảo vệ môi trường 2020, quy trình phân loại, thug om và tái chế, các bước thực hiện….và đặc biệt được tham gia thảo luận về nội dung này.
Qua buổi tập huấn này, thầy cô giáo và các bạn học sinh sẽ có những hoạt động thu gom rác thải nhựa, vỏ hộp sữa….góp phần giảm lượng rác thải nhựa.
Sau đây là 1 số hình ảnh của buổi tập huấn: