Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta, mọi người đều nghe nói đến sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Điều này dường như mọi người đều thông suốt, nhưng gần như chỉ dừng lại ở mức độ khẩu hiệu. Nếu chỉ mới đề cập đến khâu kết hợp giữa gia đình và trường học tôi đã thấy nhiều điều đáng nói. Rất nhiều trường hợp vắng bố hoặc mẹ gây mất mát lớn cho các em, tạo gánh nặng cho nhà trường, cho xã hội, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp các em không phải gánh chịu những thiệt thòi mất mát trên nhưng vẫn phải chịu những buồn khổ, nặng nề khác.
Thực tế trong xã hội, trẻ em phải sống ở diện này không phải là ít. Tâm lý ở trẻ em này có khác ở trẻ em mất cha hoặc mẹ, chúng lủi thủi cô đơn, cảm thấy xấu hổ với bạn bè, ngỡ ngàng trong cuộc sống.
Đặc điểm riêng ở lứa tuổi của các em là tính quan sát và tính nhạy cảm, cho nên những hiện tượng xấu xa (như ô dù) che chắn các hành vi phạm pháp, hành vi móc ngoặc, gian dối, thiếu trung thực… của người lớn các em rất dễ biết và đều chịu ảnh hưởng.
Gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng như ngoài xã hội được quan tâm nhiều hơn. Có thể thấy ở một gia đình nếu bố mẹ có giáo dục thì con cái mới có giáo dục. Chính vì vậy, người lớn cần phải luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, lối sống của mình. Các bậc cha mẹ cần ý thức được trách nhiệm đối với con cái. Chính quyền địa phương, cơ quan y tế, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ cần có những tác động tích cực đến ý thức gia đình cho thanh niên nam nữ, làm sao để họ nhận thức được trách nhiệm đạo lý trong quá trình yêu thương, tìm hiểu và đi đến hôn nhân.
Đàm Vũ