Dưới đây là 9 điều giúp bố mẹ thấy rằng, ăn vạ, mè nheo thực sự là một điều cần thiết và có ý nghĩa đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Những cơn khóc lóc, mè nheo, ăn vạ của trẻ thường khiến bố mẹ mất kiên nhẫn, thậm chí bất lực hoặc phát điên. Thế nhưng, những trận khóc lóc giúp trẻ giải phóng các áp lực từ bên trong cơ thể một cách hiệu quả, bởi vì trong nước mắt có chứa hoóc-môn cortisol, một hoóc-môn vô cùng quan trọng, được xem là hoóc-môn chống căng thẳng. Quy trình ăn vạ thường gặp của trẻ có thể là: đòi hỏi, tức giận, thất vọng, phản kháng, gào khóc, rên rỉ... và bạn có thể mất kiên nhẫn với con ở bất cứ thời điểm nào trong chuỗi hành động này, vì thế, hãy luôn tự nhắc mình rằng, "rồi thì cơn thịnh nộ của con cũng sẽ trôi qua, con đang cố gắng tự xử lý cảm xúc để cảm thấy dễ chịu hơn mà thôi", sự bình tĩnh sẽ giúp bạn thấu hiểu, kiên nhẫn chờ đợi và không can thiệp để con trải qua trọn vẹn một quy trình cảm xúc từ đầu đến cuối của chúng.
"Khóc lóc không phải là thông điệp trẻ đang bị tổn thương hay đau đớn mà là một quá trình giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn", Tiến sỹ Deborah MacNamara, một chuyên gia tư vấn kĩ năng làm cha mẹ và một tác giả sách nổi tiếng giải thích.
Khóc có thể giúp trẻ học hỏi dễ dàng hơn. Các nghiên cứu gợi ý rằng, để trẻ học hỏi tốt hơn, chúng cần được thư giãn và vui vẻ, việc trẻ mè nheo, ăn vạ, hay thể hiện những cảm xúc thất vọng cũng là một phần của toàn bộ quá trình này.
Rất là khó khăn cho các bố mẹ giữ được bình tĩnh khi con mình nổi cơn thịnh nộ và khóc lóc, ăn vạ, nhất là khi chúng làm như vậy ở nơi công cộng, tuy nhiên, trong những tình huống như vậy, điều tốt nhất và duy nhất mà bạn cần làm, nên làm đó là "quan sát và chờ đợi". Đứa trẻ đang bùng nổ của bạn có thể tỏ ra chúng không hề quan tâm đến sự có mặt và nhẫn nại của bạn, nhưng thực ra chúng cảm thấy vô cùng cảm kích và ấn tượng. Hãy để con bạn tự mình đi qua "cơn bão" cảm xúc của chúng, đừng cố gắng can thiệp để dừng chúng lại hay "sửa chữa" chúng. Bạn cùng đừng nói quá nhiều, nhưng hãy dùng một vài từ ngữ an ủi và trấn an con bạn. Đặc biệt, hãy đề nghị và cố gắng ôm con vào lòng và vỗ về chúng. Chắc chắn, lũ trẻ sẽ "hấp thu" sự chấp nhận vô điều kiện của bạn và cảm thấy gần gũi, thoải mái với bạn hơn sau đó. Đó là lý do vì sao, những cơn ăn vạ của trẻ lại có thể "chữa lành" cho cả cha mẹ của chúng, khi họ học được cách bình tĩnh, thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của con, thay vì áp đặt những quy chuẩn cảm xúc, hành vi của mình lên lũ trẻ.
Khi trẻ nổi giận, chúng ăn vạ và mè nheo, đó là lúc chúng đang dạy cho người lớn chúng ta làm một việc mà hầu hết chúng ta đã quên mất phải làm thế nào, đó là "thật thà với những cảm xúc của mình", vì thế, có thể đôi lúc chúng ta mệt mỏi và căng thẳng với những trận ăn vạ không dứt của con, thì hãy luôn nhớ rằng, đó cũng là một phần của quá trình lớn lên, trưởng thành một cách khỏe mạnh và hạnh phúc của trẻ nếu chúng được bố mẹ chấp nhận và thấu hiểu.