Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về GD, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng.
GDMN là mắt xích đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của GD&ĐT ra những con người có năng lực, phát triển toàn diện không chỉ năng lực và phẩm chất đạo đức mà còn có sức khoẻ tốt để
sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Trong chiến lược phát triển GD giai đoạn hiện nay đã nhấn mạnh đến chất lượng GD toàn diện, trong đó phát triển thể chất được đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác của con người. Cơ thể trẻ em lứa tuổi MN đang phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kỳ bào thai và 5 năm đầu của cuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ở giai đoạn này cơ thể của trẻ còn non yếu về chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hoá, là giai đoạn thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là giai đoạn tiền đề cho đảm bảo sức khoẻ và phát triển trí tuệ sau này, tác động trực tiếp vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hoa Sữa bằng việc áp dụng một số biện pháp hiệu quả nhằm đạt mục tiêu giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hoàn thành tốt mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có những biện pháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ (định
lượng khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đúng chế độ ăn theo quy định và đúng cam kết với phụ huynh, tổ chức hợp lí giữa chăm sóc, nuôi dưỡng với các hoạt động giáo dục, phối kết hợp với phụ huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ…)
Trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần cho nó một nền tảng tương tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc 6 tuổi, trẻ em cần được sự đầu tư hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết xã hội. Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nha trường có thành công hay không một phần lớn là tùy thuộc vào những tảng đá làm nền tạo được trong những nămpháttriển.
Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 22/02/2012. Bản Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020, bữa ăn của người
dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình
trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công. Hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định. Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, điều chỉnh…Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộc tính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm.
Quản lý trường mầm non có thể hiểu là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định.
Hiểu biết về tầm quan trọng của quản lý giáo dục nhất là quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm soác sức khỏe của trẻ, bản thân tôi đã tự tìm ra các giải pháp áp dụng hiệu quả tại đơn vị mình công tác với vai trò là một cán bộ quản lý.
Ngay ngày đầu nhận công tác tại một đơn vị xã nghèo, người dân chưa quan tâm đến công tác cho trẻ đi học mầm non. Trường lớp cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều, nhất là công tác vận động trẻ đi học đã khó thì công tác vận động trẻ ở bán trú tại trường càng khó hơn gấp bội. Nhận thấy trẻ em trên địa bàn cần được chăm sóc thật tốt từ ngôi trường của chúng tôi, nên tôi đã mạnh dạn đề ra các giải pháp để giúp phụ huynh hiểu biết hơn về bậc học của chúng ta để phụ huynh thấy được lợi ích của việc cho trẻ đi học mầm non và lợi ích của việc cho trẻ ăn ngủ tại trường.
Thứ nhất tôi nắm lại tình hình phụ huynh của trường.
Thứ hai cho giáo viên xuống tận nhà tuyên truyền.
Thứ 3 tổ chứ họp phụ huynh toàn trường để tuyên truyền về bậc học mầm non để phụ huynh hiểu biết và tuyên truyền việc lợi ích cho trẻ ăn ngủ tại trường.
Thứ 4 tổ chức cho phụ huynh tham quan nhà bếp, tổ chức chuyên đề cho phụ huynh dự, chụp hình ảnh trẻ ăn ngủ tại trường gửi cho phụ huynh, công khai các chế độ ăn của trẻ hàng ngày, công khai cân đo trẻ hàng tháng ,…..
Sau hai năm công tác chỉ đạo quyết liệt cho công tác này đến thời điểm hiện tại hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ đã vào nền nếp, số trẻ ăn ngủ tại trường là 100%. Phụ huynh hài lòng về nội dung chăm sóc của nhà trường, số trẻ đăng ký vào học ngày càng tăng, cơ sở vật chất của trường không đủ nên đã có tham mưu xây dựng thêm phòng học cho trẻ.