6 tuổi, trẻ bắt đầu thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên cấp 1 dẫn tới thay đổi tâm sinh lý. Biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ bị sút cân, biếng ăn, khi ngủ thường giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu bố mẹ cứ ép trẻ ăn nhiều dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Ngược lại, không thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp thì trẻ sẽ còi cọc hay ốm đau, không đảm bảo sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Thị Huyền ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyên: “Trẻ vào lớp 1 sẽ xuất hiện chứng biếng ăn tâm lý tạm thời. Bố mẹ cần theo dõi sự thay đổi hàng ngày của trẻ để điều chỉnh thực đơn phù hợp”.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý
Chế độ ăn uống ở trường rất khó để đảm bảo rằng trẻ đang nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, do đó bố mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vào bữa sáng và bữa tối cho trẻ.
Lượng thực phẩm cần trong một ngày cho trẻ 6 tuổi, theo bác sĩ Trịnh Thị Huyền gồm:
Thực phẩm
|
Khối lượng mỗi ngày
|
Tinh bột
|
300-350 g
|
Các loại thịt và tôm cá
|
200-250 g
|
Sữa
|
400-500 ml
|
Dầu mỡ
|
30-40 g
|
Rau xanh
|
300 g
|
Quả chín
|
300 g
|
Đường
|
20 g
|
Bác sĩ cũng đưa ra một vài lưu ý khác để đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
|
Mỗi ngày, trẻ 6 tuổi cần 1600 Kcal với 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ. Ảnh: Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
|
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.