Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thời gian nay, trường mầm non ĐÔRÊMON đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều hình thức để đầu tư nâng cao một số điều kiện đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ ở trường sao cho đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cần thiết và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc đầu tư CSVC trang thiết bị đồ dùng chăm sóc nuôi dưỡng là việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức về dinh dưỡng - sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, kĩ năng qui trình chế biến nấu ăn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và qui trình bếp một chiều cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Nhà trường thường xuyên tổ chức cuộc thi: “món ăn sáng taọ’’cho các chị nuôi nhằm nâng cao chất lượng món ăn, làm mới khẩu phần ăn của trẻ, kích thích trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, giúp trẻ phát triển tốt về thể lực.
Quý phụ huynh cần lưu ý: bữa ăn của trẻ cần phải được đảm bảo đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
1. Thức ăn tinh bột: Có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé: gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mỳ và những thức ăn từ bột mỳ như bánh mỳ, bánh ngọt…
2. Hoa quả và rau xanh: Trong ăn uống hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn chính của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.
3. Thức ăn giàu protein và chất sắt: Chúng có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé, gồm: thịt, cá, trứng, các loại hạt.
4. Sữa, sữa chua và phô mai: Có thể cho bé ăn 3 loại trên thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu canxi, tốt cho xương của bé. Cũng có thể cho bé uống thêm sữa nhưng không quá 350ml mỗi ngày. uống nhiều sữa sẽ khiến bé bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.
5. Đồ uống: Ở độ tuổi này, bé có thể uống tới 6 cốc (nước lọc + sữa + nước quả) mỗi ngày. Bé ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng, nhất là khi bé nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính. Nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, bạn cần pha loãng và cho bé uống ở mức vừa phải, uống xong cần dạy bé súc miệng bằng nước lọc.
Đối với các bé ở giai đoạn từ 2-3 tuổi, bé đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn.
• Ăn đủ số lượng và chất lượng thực phẩm để bé nhận đủ năng lượng, đạm, các vitamin và khoáng chất
+ Cho bé uống 350- 500ml sữa mỗi ngày
+ Gạo 150-250g (100g gạo tương đương với 200g bún hoặc bánh phở, 140g bánh mì),
+ Thịt, cá, tép (nạc) 100g,
+ Dầu ăn 20g-25g,
+ Rau (đã làm sạch) 100-150g.
• Phân bố bữa ăn hợp lý trong ngày
Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi. Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.