Hầu như đứa trẻ nào cũng thích trái cây, một phần vì màu sắc đẹp mắt và một phần vì hương vị hấp dẫn của nước trái cây. Hơn nữa, nhiều phụ huynh cho rằng, nước uống trái cây cũng lành mạnh và thân thiện hơn so với nhiều loại đồ uống giải khát.
Tuy vậy, các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng, nước trái cây chứa nhiều đường và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì hay bệnh răng miệng.
Về mặt dinh dưỡng
Bec Reynolds – Giảng viên dinh dưỡng tại Đại học New South Wales cho rằng, nước ép trái cây là thức uống dinh dưỡng nhưng đối với trẻ thì nước lọc vẫn tốt hơn cả.
Nước ép trái cây và các loại nước giải khát đều có tính axit và đường, cung cấp nhiều calo nhưng lại thiếu năng lượng.
Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống để tận dụng được toàn bộ chất xơ của trái câygiúp đốt cháy calo tốt hơn.
Mặc dù các cuốn sách dinh dưỡng định lượng, mỗi người nên uống 125ml nước trái cây, nhưng ngụ ý là ăn trực tiếp thay vì uống. Đơn giản vì trái cây nguyên chất nhiều năng lượng hơn.
Ví dụ, trung bình một quả cam chứa khoảng 285 kilojun và 4 gam chất xơ. Trong khi đó, một chai nước ép 250ml chứa gần 300-500 kilojun nhưng chỉ có gần 1 gam chất xơ.
Sức khỏe răng miệng
David Manton - Giáo sư Nha khoa Nhi tại Đại học Melbourne cũng cho rằng, cho con uống nước trái cây hoàn toàn không phải là ý tưởng tốt.
Có hai mối liên hệ giữa trái cây và răng miệng. Thứ nhất, đường từ trái cây hoặc đường thêm vào để nước trái cây là thức ăn béo bở cho vi khuẩn trong mảng bám của răng.
Thống kê cho thấy, gần 1/2 trẻ 6 tuổi có ít nhất 1 răng sâu và uống nhiều nước trái cây là một trong những nguyên nhân.
Thứ hai, hàm lượng axit của nhiều loại nước tráu cây sẽ có thể hòa tan vào lớp men răng và nếu một khi hòa tan thì lớp men này sẽ hỏng, bị bào mòn và không thể tái tạo lại được.
Nghiên cứu cho thấy gần 4/5 trẻ có dấu hiệu sún răng và cứ 1/4 trẻ bị mòn răng vĩnh viễn.
Nếu bạn quyết định cho con uống nước trái cây thì tốt nhất là uống cùng bữa ăn là cách tốt nhất, tránh uống giữa các bữa ăn.
Về cân nặng
Kacie Dickinson - Giảng viên về Dinh dưỡngvà chế độ ăn kiêng tại Đại học Flinders cũng tỏ quan điểm không đồng tình về vấn đề này.
Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống không chỉ làm cho răng miệng hư hại mà còn làm cho bé tăng cân.
Khi trái cây được ép lấy nước, chất xơ và một số vitamin quan trọng bị loại bỏ và đường tập trung nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống thì tốt nhất hãy giảm nước trái cây.
Các loại trái cây như cam, táo, lê chứa nhiều chất xơ lành mạnh, nó sẽ làm chúng ta lâu đói. Bạn hãy tưởng tượng uống 1 ly nước ép táo thật dễ dàng. Tuy nhiên, để ăn 7 quả táo thì quá trình đó diễn ra lâu hơn giúp bạn kiềm chế sự thèm ăn tốt.
Khi ăn trái cây nguyên quả, lượng đường trong trái cây sẽ đi vào máu chậm hơn, do đó cơ thể phải phản ứng và dùng năng lượng một cách hợp lý.
Dựa trên bằng chứng trên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, kể cả nước trái cây. Nước lọc là loại thức uống tốt nhất đối với trẻ nhỏ.
Tác giả: Nguồn http://tieudungplus.vn