Vấn đề cân nặng ngày càng nhận được sự quan tâm của các phương tiện truyền thông. Các số liệu cho thấy 20 – 25% trẻ em Úc bị thừa cân hoặc béo phì, và thường rơi vào độ tuổi 9 – 16 tuổi. Nguyên nhân béo phì ở tuổi thanh thiếu niên là do thiếu kiểm soát về chế độ ăn uống và luyện tập. Béo phì dễ gây ra các bệnh như cao huyết áp, mỡ trong máu, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, bệnh hen suyễn, và gan nhiễm mỡ.
Các nhóm thực phẩm:
Nhìn chung, các bé thích ăn các nhóm thực phẩm như cá, thịt và sữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm một số nhóm thực phẩm khác ít được trẻ chú ý, cụ thể như sau:
Chất xơ: những năm gần đây chế độ ăn giàu chất xơ ngày càng được chú trọng hơn.
Các loại rau: Nếu bạn tính khoai tây là một loại rau thì chỉ 22% trẻ từ 4 – 8 tuổi ăn đủ lượng rau cần thiết cho một ngày (Nếu không tính khoai tây thì con số này giảm xuống chỉ còn 3% số trẻ em ăn đủ rau cần thiết trong ngày).
Trái cây: Chỉ có 1% trẻ ở độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi tiêu thụ lượng trái cây khuyến cáo nên ăn trong ngày (không kể nước hoa quả).
Ngũ cốc: Rất ít trẻ em khi ăn đủ nhu cầu ngũ cốc cần thiết cho 1 ngày (3 đến 4 phần ăn trong 1 ngày). Thực tế, chỉ 20% trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 8 tuổi đáp ứng được yêu cầu này.
Sự gia tăng và thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em
Chất béo
Hàm lượng chất béo trẻ ăn hàng ngày chỉ ở trên mức gợi ý một chút.
Tuy nhiên, chất béo bão hoà hiện là kẻ thù chính của chúng ta và hiện đang cao hơn 4% so với mức chuẩn.
Canxi
Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho mỗi ngày.
Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi, đặc biệt là các bé gái lại dễ bị thiếu hụt canxi cần thiết cho cơ thể. Theo khảo sát, 65% các bé trai và chỉ 45% các bé gái ở độ tuổi này được đáp ứng đủ nhu cầu Canxi cần thiết cho một ngày. Con số này lần lượt giảm xuống còn 50% và 11% đối với trẻ em ở độ tuổi 12 đến 13 tuổi. Điều này có lẽ một phần là do sự thay về thói quen ăn uống theo lứa tuổi. Lưu ý rằng ở độ tuổi dậy thì, nhu cầu về canxi rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển hệ xương trong suốt cuộc đời của trẻ nhỏ.
Sắt
Hầu hết 100% trẻ ở độ tuổi từ 2 – 8 tuổi đều có nhu cầu khá lớn về sắt để đáp ứng nhu cầu phát triển trung bình cho trẻ. Tuy vậy, vẫn có 11% bé gái ở độ tuổi từ 14 -16 tuổi không có đủ lượng sắt cần thiết cho một ngày. Trẻ em nữ ở độ tuổi vị thành niên khi bắt đầu có kinh nguyệt thì nhu cầu về sắt tăng cao (khoảng từ 8 mg trên một ngày và cần đến 15 hoặc 18 mg trên một ngày trong độ tuổi sinh con).
Muối
Nếu dựa vào thống kê ta sẽ thấy các bé ăn đủ lượng muối cần thiết cho một ngày. Tuy nhiên, trong thực tế các bé đang ăn quá lượng muối cần thiết. Tất cả các cuốn sách hướng dẫn ăn kiêng đều khuyên ta nên chọn ăn các loại thực phẩm có hàm lượng muối thấp. Tuy vậy, nếu so sánh với thực tế ta sẽ thấy các số liệu cho ta một kết quả rất khác và có rất ít các bé tiêu thụ các thực phẩm với hàm lượng muối thấp như khuyến cáo.
Nước
- Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi, các thức uống như nước hoa quả, nước tăng lực cung cấp 25% tổng năng lượng.
- Một điều thú vị là trẻ chưa đến tuổi đi học lại uống khá nhiều các loại thức uống này. Bạn sẽ dễ dàng biết được thông tin trên qua các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sắp tới. 12% năng lượng có được là từ các loại nước ngọt và thức uống không chứa cồn. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại thức uống kể trên, ước tính chỉ cần giảm được 10% năng lượng mà trẻ có được nhờ uống các loại nước kể trên cũng đã có thể tạo nên sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ béo phì ở trẻ em.
Điều này có nghĩa là gì?
Đừng cảm thấy buồn phiền khi con bạn không chịu ăn rau, trái cây hoặc thịt. Điều này cũng rất phổ biến. Là cha mẹ chúng ta có vai trò định hướng cho trẻ trong việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.
Một cách đơn giản là chúng ta có thể chuẩn bị những thức ăn lành mạnh trong nhà và dần tập cho trẻ thói quen ăn uống khỏe mạnh, tránh dự trữ các loại kẹo, bánh, mứt… Cho đến khi, con bạn đến tuổi vị thành niên, bạn cũng vẫn cần phải kiểm soát chế độ ăn của chúng, nhất là khi ở nhà. Hãy bỏ thói quen thường xuyên dự trữ các loại kem, khoai tây chiên và bánh ngọt. Ngược lại, hãy để trái cây và các thực phẩm lành mạnh (như trái cây, yaua, bánh không đường, ít béo) ở nơi dễ lấy và khuyến khích trẻ ăn các thức ăn đó nhiều hơn.
Bạn sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn nếu hạn chế các thức uống có đường. Hãy nhớ rằng chỉ cần giảm 10% năng lượng tích luỹ từ thức ăn vặt cũng đã tạo nên sự khác biệt lớn đối với sức khoẻ và sự hình thành cơ thể trẻ.
Ngoài ra, bạn nên chung thủy với các chế độ ăn lành mạnh, hạn chế ăn quá nhiều các thức ăn có bao bì đóng gói đẹp mắt nhưng lại không bổ dưỡng.
Tóm lại, những nguyên tắc dinh dưỡng chung của trẻ thừa cân, béo phì là ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày (tinh bột, đạm, béo, rau, quả ít ngọt). Tuy nhiên, nên hạn chế các thức ăn béo, ngọt, hạn chế ăn vặt và hạn chế ăn sau 7 giờ tối. Thức ăn nên luộc, hấp, nướng, kho thay cho chiên, xào nhiều dàu mỡ. Ngoài ra, hàng ngày nên cho các bé uống khoảng 400 ml sữa giàu canxi, ít béo, không đường nhằm giúp bé tăng trưởng chiều cao nhưng ít tăng cân nặng. Đồng thời, khuyến khích các bé vận động một giờ mỗi ngày như đi bộ, chạy xe đạp hay bơi lội để tăng cường sức khoẻ.